Những cách bảo quản rau tươi lâu không phải ai cũng biết
Chắc hẳn rằng bạn đã không ít lần gặp phải trường hợp rau quả khi mua về trở nên héo úa hoặc bị nhớt, dù bạn đã bao bọc và cho vào tủ lạnh thật cẩn thận. Vậy phải làm thế nào để bảo quản rau tươi lâu hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẹo bảo quản cần biết trong những kỹ thuật học nấu ăn cơ bản sau đây nhé!
Những loại rau sống như xà lách, rau diếp, rau thơm dễ trở nên héo úa khi mua về, đặc biệt là khi rửa qua nước rau còn nhanh héo úa hơn nữa. Đó là do bạn đã mắc phải sai lầm mà ai cũng phạm phải. Đối với rau quả, sẽ tốt hơn nếu bạn không rửa qua trước khi cho vào tủ lạnh. Bởi khi rửa rau quả sẽ mất đi lớp bao bọc tự nhiên bên ngoài giúp chúng tránh bị thối rữa hay có mùi. Do đó, khi rau quả có bẩn, bạn nên dùng khăn lau hoặc nếu rửa bạn nên để thật ráo nước mới cho vào dụng cụ bảo quản.
Khăn giấy và túi ziplock
Sau khi bạn rửa sạch rau quả, bạn vẩy ráo rồi cho rau bọc trong khăn giấy và cho vào túi ziplock, kéo kín khóa lại. Lưu ý rằng, càng ít không khí bên trong túi sẽ càng tốt. Sau đó, bạn đặt túi vào trong ngăn mát tủ lạnh.
Bọc rau xanh trong lớp khắn giấy và cho vào túi ziplock.
Lớp khăn giấy bọc bên ngoài sẽ giúp hấp thụ độ ẩm từ rau xanh, từ đó rau xanh sẽ không bị nhớt. Bên cạnh đó, túi rau được bọc kín sẽ làm không khí giảm lưu thông bên trong, làm chậm quá trình héo úa. Với cách làm này, sau 5 ngày, rau vẫn giữ được màu xanh tươi tắn, không héo úa hay bầm dập.
Hộp và khăn giấy
Tương tự như cách trên, khi rửa và để ráo rau, bạn trải khăn giấy dưới đáy hộp rồi cho rau vào, tiếp tục phủ thêm lớp khăn giấy lên, đậy kín nắp rồi lưu trữ trong ngăn mát. Khăn giấy sẽ hấp thụ độ ẩm từ rau còn hộp sẽ bảo vệ lá rau khỏi những va đập bởi các thực phẩm xung quanh. Sau 5 – 7 ngày, rau vẫn giữ được độ xanh tươi, không héo úa. Và sau 10 ngày, sẽ có vài lá bị úng nước nhưng có nhiều lá vẫn tươi và có thể dùng được.
Túi nilon và dây chun
Đây cũng là cách bảo quản rau tươi lâu đơn giản và hiệu quả. Trước tiên, bạn cho rau xanh vào túi nilon rồi thổi khí vào làm phồng túi, rồi xoắn miệng và dùng dây chun buộc chặt lại. Khi bạn thổi khí vào sẽ cung cấp lượng Carbon Dioxide đủ cho rau tươi mới sau 5 – 7 ngày. Sau 10 ngày, có thể hơi ẩm sẽ ngưng tụ bên trong, khiến rau bị nhớt nhưng vẫn còn ăn được.
Với những cách làm này, tuy đạt hiệu quả cao, nhưng bạn không nên dự trữ rau quá 7 ngày. Như thế, vừa làm mất dưỡng chất trong rau vừa gây hại cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi bảo quan rau sống
Không để rau xanh chung với các loại sản sinh khí ethylene: Một số loại rau quả rất nhạy cảm với khí ethylene. Vì thế nếu bảo quản trong môi trường chứa loại khí này, chúng sẽ rất dễ bị bầm dập, vàng úa. Do đó, bạn cần tránh những loại quả như: Cà chua, chuối, táo…
Bảo quản ở nhiệt độ thấp: Để rau quả tươi lâu hơn, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ thấp từ 1- 4 độ C, không nên quá cao hoặc quá thấp. Bởi nếu nhiệt độ quá cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Nhưng nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến rau quả đóng băng và nhanh hỏng.
Không nên để chung với thực phẩm chín: Thức ăn đã nấu chín sẽ rất dễ sinh sôi vi khuẩn. Do đó, nếu để cùng với rau xanh sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng rau xanh rất nhanh.
Tách riêng cọng và lá: Với những loại rau sử dụng được cả lá và cọng như rau muống, mồng tơi, khoai lang… bạn nên tách riêng cọng với lạ rồi cho vào 2 túi khác nhau để bảo quản. Đồng thời, bạn cần loại bỏ những phần lá vàng úa, bị sâu để không ảnh hướng đến những lá còn tươi xanh.
Hy vọng rằng, với những cách bảo quản rau tươi xanh lâu trên đây, các bạn sẽ áp dụng và tiết kiệm được lượng rau củ cũng như chi phí nhé!